Tổng quan về thang máy thuỷ lực và những ưu nhược điểm

Thang máy thuỷ lực là gì? Ưu, nhược điểm và các lưu ý khi lắp đặt

Hãy liên hệ ngay: 0392 799 888 (Mr.Nhân) hoặc CHAT ZALO để nhận tư vấn & báo giá nhanh nhất – tốt nhất!

Thang máy thủy lực là giải pháp vận chuyển hiện đại, ngày càng phổ biến trong các công trình dân dụng và nhà ở. Với ưu điểm về độ an toàn, tiết kiệm diện tích và dễ dàng thi công. thang máy này đang dần trở thành lựa chọn ưu tiên cho các công trình từ 2-5 tầng. Tuy nhiên, trước khi lắp đặt, bạn cũng cần hiểu rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như những mặt hạn chế của loại thang máy này. 

Thang máy thuỷ lực là gì?

Thang máy thủy lực là loại thang máy hoạt động dựa trên hệ thống bơm dầu để tạo áp suất, từ đó nâng hoặc hạ cabin. Áp suất dầu được tạo ra thông qua máy bơm dầu và được điều khiển bởi van điều khiển. Không giống như thang máy kéo cáp truyền thống, thang máy thủy lực không cần phòng tránh máy trên cao, giúp tiết kiệm không gian và phù hợp với những công trình có chiều cao hạn chế.

Loại thang máy này thường được ứng dụng cho:

  • Nhà phố, biệt thự, nhà cải tạo.
  • Công trình từ 2-5 tầng.
  • Người già hoặc người khuyết tật cần sử dụng thang nâng đơn giản. 

Thang máy thuỷ lực là gì?

Cấu tạo thang máy thuỷ lực

Một bộ thang máy thủy lực cơ bản bao gồm: Cabin thang máy, xi lanh thủy lực, piston, máy bơm thủy lực, bồn chứa dầu, tủ điều khiển, hệ thống van và đường ống. Trong đó, có 4 bộ phận chính giúp thang máy luôn hoạt động ổn định:

  • Bể chứa dầu thủy lực: Là nơi lưu trữ và cung cấp dầu thủy lực cho toàn bộ hệ thống. Dầu thủy lực đóng vai trò truyền lực, làm mát, bôi trơn các chi tiết cơ khí trong quá trình vận hành, đảm bảo thang máy hoạt động được ổn định và êm ái. 
  • Máy bơm thủy lực và động cơ điện: Máy bơm có nhiệm vụ hút dầu từ bể chứa và đẩy vảo xi lanh với áp suất cao để tạo lực nâng. Động cơ điện điều khiển máy cơm, giúp điều chỉnh lưu lượng và áp lực dầu phù hợp với tải trọng cabin, tối ưu hiệu suất hoạt động.
  • Xi lanh và piston: Là cơ cấu chính đảm nhiệm chức năng nâng và hạ cabin. Khi dầu được bơm vào, áp lực sẽ đẩy piston trong xi lanh đi lên, đưa cabin chuyển lên tầng. Ngược lại, khi dầu được rút khỏi xi lanh, piston hạ xuống, giúp cabin đi xuống nhờ trọng lực. 
  • Hệ thống van điều khiển: Đảm bảo việc điều tiết dòng dòng chảy vào và ra khỏi xi lanh được chính xác và an toàn. Van điều khiển cho phép nâng cabin khi mở và điều chỉnh hạ cabin khi đóng, giữa cho quá trình vận hành luôn ổn định và chống sự cố rơi tự do. 

Cấu tạo thang máy thuỷ lực

Nguyên lý hoạt động của thang máy thuỷ lực

Thang máy thủy lực hoạt động dựa trên nguyên lý truyền áp suất chất lỏng, quá trình này diễn ra như sau:

  • Khi máy bơm hoạt động, dầu thủy lực được bơm từ bồn chứa vào xi lanh, tạo áp suất đẩy piston và cabin đi lên.
  • Khi muốn hạ xuống, van sẽ xả mở cho phép dầu chảy ngược về bồn, piston và cabin được hạ xuống nhờ trọng lực.

Nguyên lý này đảm bảo chuyển động êm ái, dễ kiểm soát tốc độ và đặc biệt an toàn vì cabin không thể rơi tự do như thang cáp. 

Hãy liên hệ ngay: 0392 799 888 (Mr.Nhân) hoặc CHAT ZALO để nhận tư vấn & báo giá nhanh nhất – tốt nhất!

Ưu điểm của thang máy thuỷ lực

Cấu tạo cơ học không phức tạp, ít linh kiện hao mòn.

  • Độ an toàn cao: Cabin không phụ thuộc vào dây cáp nên không có nguy cơ rơi tự do. Hệ thống van chống rơi giúp kiểm soát tốc độ hạ trong mọi tình huống. 
  • Không yêu cầu phòng máy: Thang máy thủy lực không yêu cầu xây dựng phòng máy phía trên như các loại thang kéo cáp, giúp tiết kiệm chiều cao và không gian cho công trình. 
  • Thi công linh hoạt: Phù hợp cho các công trình mới lẫn công trình cải tạo.
  • Êm ái, ít rung lắc: Do sử dụng lực đẩy thủy lực, chuyển động cabin êm và ổn định, không gây tiếng ồn lớn như động cơ kéo cáp, phù hợp cho không gian yêu cầu sự yên tĩnh. 
  • Phù hợp vận chuyển hàng hóa nặng: Thang máy thủy lực có khả năng chịu trọng tải lớn, phù hợp cho việc vận chuyển hàng hóa cồng kềnh. 

Ưu điểm của thang máy thuỷ lực

Nhược điểm của thang máy thuỷ lực

  • Tiêu thụ điện năng cao hơn khi di chuyển lên: Do sử dụng bơm dầu để tạo áp suất nâng cabin lên nên thang máy thủy lực tiêu thụ năng lượng nhiều hơn so với thang máy trục vít. 
  • Giới hạn chiều cao: Thường phù hợp với những công trình thấp tầng do hệ thống piston có giới hạn về độ cao khi nâng. 
  • Khả năng tản nhiệt kém: Hệ thống dầu thủy lực sinh nhiệt khi hoạt động trong thời gian dài dễ gây nóng máy nếu không có hệ thống làm mát tốt.
  • Cần đào hố pít sâu: Thang máy không yêu cầu không gian lắp đặt lớn do cần một hố pit đủ sâu để đặt xilanh thủy lực. 
  • Bảo trì thường xuyên: Do sử dụng hệ thống thủy lực nên cần được kiểm tra định kỳ để tránh rò rỉ dầu, đảm bảo hiệu suất vận hành và duy trì tuổi thọ của thiết bị. 

Khi nào nên sử dụng thang máy thuỷ lực?

Thang máy thủy lực là lựa chọn tối ưu trong các trường hợp sau:

  • Nhà phố có chiều cao thấp (2–5 tầng), không đủ không gian xây phòng máy.
  • Công trình đã hoàn thiện, muốn lắp thang máy cải tạo.
  • Chủ đầu tư cần thang máy êm, an toàn cho người lớn tuổi.
  • Cần thi công nhanh, gọn, không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu nhà.

Với cơ chế vận hành êm ái của thang máy thủy lực, đây là lựa chọn lý tưởng cho các không gian cao cấp như biệt thự, nhà phố,…

Thang máy thuỷ lực có giá bao nhiêu?

Chi phí lắp đặt thang máy thủy lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tải trọng, số điểm dừng, thương hiệu thiết bị, và mức độ hoàn thiện nội thất cabin. Trong đó:

  • Thang máy liên doanh: Dao động từ 700 triệu đến 1,1 tỷ cho loại 4 điểm dừng. 
  • Thang máy nhập khẩu: Từ 1,3-2 tỷ đồng.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến giá thành của thang máy như:

  • Tải trọng và kích thước thang máy.
  • Số tầng càng nhiều thì chi phí lắp đặt càng cao.
  • Những tính năng tích hợp trong thang máy. 
  • Chi tiết thiết kế, màu sắc của cửa thang, sàn thang,…

Hãy liên hệ ngay: 0392 799 888 (Mr.Nhân) hoặc CHAT ZALO để nhận tư vấn & báo giá nhanh nhất – tốt nhất!

Những điều cần lưu ý khi lắp thang máy thuỷ lực?

  • Chọn đơn vị uy tín: Thang máy thủy lực đòi hỏi kỹ thuật thi công chuẩn xác. Hãy chọn nhà cung cấp có kinh nghiệm và bảo hành dài hạn.
  • Vị trí lắp đặt phù hợp: Ưu tiên gần tường chịu lực, thuận tiện cấp nguồn điện và lắp đặt tủ điều khiển.
  • Kiểm tra tải trọng phù hợp: Tránh quá tải gây hao tổn năng lượng và giảm tuổi thọ thiết bị.
  • Bảo trì định kỳ: Thay dầu thủy lực, kiểm tra van và máy bơm định kỳ để đảm bảo an toàn.
  • Tiếng ồn và nhiệt: Trang bị hệ thống cách âm, quạt làm mát nếu sử dụng liên tục.

Thang máy thủy lực là giải pháp vận chuyển an toàn, gọn nhẹ và phù hợp với các công trình thấp tầng. Với ưu điểm không cần phòng máy, dễ lắp đặt và độ an toàn cao, đây là lựa chọn đáng cân nhắc cho nhà phố, biệt thự hoặc công trình cải tạo. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín, hiểu rõ nguyên lý hoạt động và chuẩn bị kỹ càng trước khi lắp đặt để đảm bảo vận hành ổn định, bền lâu.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ

Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thành Tiến

Địa chỉ: VPGD: Số 8-9, NV 27, Khu đô thị Lideco, Thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội.

Nhà máy sản xuất:

Cơ sở 1: Lô 3, ô 5, Cụm CN Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội.

Cơ sở 2: CN 04 – 02, KCN Đồng Sóc, Vũ Di, Vĩnh Tường , Vĩnh Phúc.

Hotline: 0392 799 888 (Mr.Nhân)

Email: sxtmtt@gmail.com

Cho mình 5 sao nếu thấy bài viết hữu ích!