Bậc chịu lửa là gì? Cách xác định nhanh và chính xác nhất

Bậc chịu lửa của cửa chống cháy là gì? Cách xác định nhanh và chính xác nhất

Hãy liên hệ ngay: 0334 799 888 (Ms.Huyền) hoặc CHAT ZALO để nhận tư vấn & báo giá nhanh nhất – tốt nhất!

Trong thiết kế và thi công các công trình dân dụng, bậc chịu lửa cửa cửa chống cháy là một chỉ tiêu quan trọng liên quan trực tiếp đến an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC). Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này cũng như cách xác định đúng chuẩn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bậc chịu lửa, phân loại theo quy định và cách xác định chính xác cho cửa chống cháy.

Bậc chịu lửa của cửa chống cháy là gì?

Bậc chịu lửa của cửa chống cháy là mức độ đánh giá khả năng chịu nhiệt, chống cháy của cửa trong một khoảng thời gian nhất định mà không bị phá vỡ cấu trúc hay mất đi chức năng ngăn lửa, ngắn khói của một công trình. 

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD: Bậc chịu lửa được hiểu là đặc trưng của giới hạn chịu lửa của các kết cấu chính trong công trình. Việc xác định đúng bậc chịu lửa là yếu tố cốt lõi trong công tác PCCC, vì những lý do quan trọng sau: 

  • Tăng cường an toàn cho người sử dụng: Việc thiết kế công trình với bậc chịu lửa đủ cao giúp đảm bảo khả năng chống chịu trong các tình huống hỏa hoạn, tạo điều kiện cho người thoát hiểm an toàn, giảm thiết rủi ro về tính mạng. 
  • Giảm thiểu thiệt hại về tài sản: Công trình có bậc chịu lửa cao sẽ hạn chế được tối đa tổn thất về tài sản khi xảy ra sự cố cháy nổ, bảo vệ lợi ích cho chủ đầu tư và các bên liên quan. 
  • Tuân thủ quy định của pháp luật: Thiết kế đảm bảo bậc chịu lửa theo đúng quy định là cách mà doanh nghiệp và cá nhân thể hiện trách nhiệm pháp lý và chuẩn mực đạo đức trong việc bảo vệ tính mạng con người, tài sản và môi trường sống xung quanh. 

Bậc chịu lửa của cửa chống cháy là gì?

Các loại bậc chịu lửa công trình theo quy định

Căn cứ vào Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD, công trình xây dựng và các cấu kiện, bao gồm cả cửa chống cháy, được phân chia theo các bậc chịu lửa nhằm đảm bảo an toàn PCCC, cụ thể như sau: 

  • Phân loại bậc chịu lửa công trình dựa trên thang đo tiêu chuẩn với 5 bậc, I, II, III, IV, V. 
  • Bậc chịu lửa của nhà, công trình được thiết lập phụ thuộc vào số tầng (hoặc chiều cao PCCC của nhà), nhóm nguy hiểm theo công năng, diện tích khoang cháy và tính nguy hiểm cháy. 
  • Giới hạn chịu lửa cần thiết của kết cấu xây dựng phải được lựa chọn phù hợp với bậc chịu lửa đã chọn của nhà, công trình. Trừ những trường hợp được quy định riêng trong quy chuẩn này, sự phù hợp giữa bậc chịu lửa với giới hạn chịu lửa của kết cấu được quy định qua bảng dưới đây: 

Các loại bậc chịu lửa công trình theo quy định

Trong đó: 

  • R là khả năng chịu lực của kết quả công trình. 
  • E là tính toàn vẹn của kết cấu khi chịu nhiệt.
  • I là khả năng chịu nhiệt, cách nhiệt của kết cấu.
  • Các chỉ số là giới hạn chịu nhiệt độ tối thiểu, không thấp hơn giá trị yêu cầu. 

Hãy liên hệ ngay: 0334 799 888 (Ms.Huyền) hoặc CHAT ZALO để nhận tư vấn & báo giá nhanh nhất – tốt nhất!

Cách xác định bậc chịu lửa của cửa chống cháy

Việc xác định bậc chịu lửa của cửa chống cháy hay của công trình cần tuân theo các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn hiện hành, điển hình là QC 06:2021/BXD và TCVN 2622:1995. Dưới đây là quy trình xác định bậc chịu lửa một cách nhanh chóng và chính xác:

Bước 1: Xác định giới hạn chịu lửa của các cấu kiện chính

Cần xác định giới hạn chịu lửa (tính bằng phút) của từng cấu kiện chính trong công trình. Giới hạn chịu lửa là khoảng thời gian mà cấu kiện có thể chịu được lửa mà không bị biến dạng, mất khả năng chịu lực hoặc sụp đổ.

Bước 2: So sánh với bảng quy định tiêu chuẩn

So sánh các giới hạn chịu lửa đã xác định ở bước 1 với bảng phân loại để xác định bậc chịu lửa tương ứng.

Bước 3: Xác định bậc chịu lửa của công trình

Bậc chịu lửa của công trình sẽ được xác định theo giới hạn chịu lửa thấp nhất của các cấu kiện chính. 

Cách xác định bậc chịu lửa của cửa chống cháy

Hãy liên hệ ngay: 0334 799 888 (Ms.Huyền) hoặc CHAT ZALO để nhận tư vấn & báo giá nhanh nhất – tốt nhất!

Lưu ý khi xác định bậc chịu lửa:

  • Chủ đầu tư nên làm việc với kỹ sư chuyên ngành, đơn vị tư vấn thiết kế hoặc cơ quan PCCC để đảm bảo kết quả chính xác.
  • Có thể sử dụng vật liệu chống cháy, chịu nhiệt để nâng cấp bậc chịu lửa cho các cấu kiện quan trọng trong công trình.
  • Việc xác định đúng bậc chịu lửa là cơ sở để lựa chọn cửa chống cháy phù hợp với công năng, đảm bảo an toàn và đúng pháp luật về PCCC.

Các yếu tố ảnh hưởng đến bậc chịu lửa của cửa chống cháy

Việc một cửa chống cháy đạt được bậc chịu lửa cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Số tầng của công trình: Công trình càng nhiều tầng, kết cấu càng phức tạp thì yêu cầu của bậc chịu lửa càng cao. 
  • Phân loại nhóm nguy hiểm cháy: Mức độ nguy hiểm cháy nổ khác nhau ảnh hưởng đến yêu cầu bậc chịu lửa. 
  • Diện tích khoang cháy: Khoang cháy càng lớn thì khả năng cháy lan càng nhanh và nguy hiểm. Vì vậy, cần có bậc chịu lửa cao hơn để đảm bảo tính an toàn. 
  • Tính chất vật liệu, nguy cơ cháy của công trình: Những công trình chứa hóa chất, vật liệu dễ cháy cần sử dụng cửa chống cháy có bậc chịu lửa cao hơn. 

Bậc chịu lửa của cửa chống cháy là một chỉ số kỹ thuật quan trọng đảm bảo tính mạng và tài sản trong các tình huống hỏa hoạn. Việc hiểu rõ khái niệm, phân loại theo quy định và biết cách xác định bậc chịu lửa sẽ giúp chủ đầu tư, kỹ sư và người sử dụng lựa chọn được sản phẩm phù hợp, đúng chuẩn. 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ

Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thành Tiến

Địa chỉ: VPGD: Số 8-9, NV 27, Khu đô thị Lideco, Thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội.

Nhà máy sản xuất:

Cơ sở 1: Lô 3, ô 5, Cụm CN Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội.

Cơ sở 2: CN 04 – 02, KCN Đồng Sóc, Vũ Di, Vĩnh Tường , Vĩnh Phúc.

Hotline: 0334 799 888 (Mr.Huyền)

Email: sxtmtt@gmail.com

Cho mình 5 sao nếu thấy bài viết hữu ích!